SQL Database chính là đối tượng tấn công của ransomware vì chứa nhiều dữ liệu vô cùng quan trọng. Vì thế, người quản trị cần lưu ý backup Database SQL tự động lên Google Drive hàng ngày. Đặc biệt với phần mềm SQL Backup Master sẽ giúp người quản trị trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
SQL Backup Master là gì?
SQL Backup Master là công cụ dùng để sao lưu cơ sở dữ liệu SQL Server của bạn, nó hoàn toàn miễn phí và dữ liệu sẽ được lưu ở các dịch vụ lưu trữ lớn như Dropbox, Amazon S3 hoặc Google Drive,.… SQL Backup Master hỗ trợ các phiên bản SQL Server 2019, 2017, 2016, 2014, 2012, 2008, and 2005. Tất cả các phiên bản (Express, Standard, Web, Developer hoặc Enterprise) đều được hỗ trợ.
Với bản miễn phí bạn có thể sử dụng các tính năng cơ bản dùng để sao lưu dữ liệu một cách nhanh chóng. Và nó cũng cung cấp cho người dùng phiên bản Pro với mức giá từ $49.
Cách backup SQL Server tự động lên Google Drive bằng SQL Backup Master
Bạn có thể sử dụng bản miễn phí của nó tại đây và về cài như bình thường. Bản miễn phí không quá nhiều tính năng nhưng cũng đủ dùng để tự động sao lưu SQL lên Google Drive rồi. Sau khi tải về và cài đặt thành công, bạn hãy tiếp tục cấu hình theo hướng dẫn sau:
Bước 1: Bạn mở lên và bắt đầu cấu hình cho VPS/Server của mình. Chọn “New Backup”
Bước 2: Bạn sẽ kết nối với server bằng cách chọn “Choose SQL Server”
- Mục Số 1: Tại đây bạn tùy chọn như sau:
- SQL Server local: Nếu kết nối với server hiện có
- Remote SQL server Backup: Kết nối server từ xa
- Mục Số 2: Điền các thông tin như username và password vào 2 khung
- Mục Số 3: Kiểm tra kết nối
- Mục Số 4: Nhấn OK để lưu thông tin.
Bước 3: Sau khi bạn kết nối thành công, database sẽ hiện ở cột trái, để sao lưu bạn cần thêm nơi lưu trữ nó.
Bước 4: Sau khi bấm vào “Add” thì bạn sẽ chọn nơi để lưu trữ nó, nếu bạn dùng Free thì chọn những mục có chữ Free, nếu lưu trên server hiện có thì chọn “Local or Network Folder” nếu bạn muốn lưu trữ trên Google Drive hoặc OneDrive có thể chọn và đăng nhập tại đây. Sau đó tiếp tục chọn “Select”
Tiếp tục, bạn sẽ tìm đến folder mà bạn muốn lưu dũ liệu sau backup (1) và thiết lập thời gian xóa dữ liệu (2), nếu nhập vào số 0 thì sẽ không xóa. Chọn kiểm tra “Test” (3) và bấm chọn “OK“.
Bước 5: Để backup tự động, cần cấu hình cho nó. Bạn trở về màn hình database ban đầu và chọn “Schedule“.
Mỗi tùy chọn theo nhu cầu của bạn và theo “sức chịu đựng” của vps/server hiện có của bạn. Các thông số:
- Full backup: Backup toàn bộ dữ liệu tại thời điểm đó.
- Differential backup: Backup các trang dữ liệu mới được cập nhật kể từ lần full backup trước đó.
- Transaction log: Backup các log record hiện có trong log file, nghĩa là nó sao lưu các hành động (các thao tác xảy ra đối với database) chứ không sao lưu dữ liệu. Đồng thời nó cũng cắt bỏ (truncate) log file, loại bỏ các log record vừa được backup ra khỏi log file. Vì thế khi thấy log file tăng quá lớn, có nhiều khả năng là bạn chưa từng backup transaction log bao giờ.
Và chọn “Save” để lưu lại.
Bước 6: Kiểm tra hoạt động có “trơn tru” hay không, bạn nên thử 1 lần làm chuyện ấy, bằng cách bấm vào “Back up now”. Sau khi backup xong, bạn vào thư mục khi nãy chọn để kiểm tra, nếu chưa có hoặc trong quá trình test báo lỗi thì hãy kiểm tra lại các bước trên.
Lời kết
Như vậy là với 6 bước đơn giản bạn đã có thể tự động backup database của mình lên Google Drive/OneDrive hàng ngày rồi. Chắc chắn với giải pháp này database SQL của bạn sẽ rất an toàn trước virus. Nếu thấy bài viết hữu ích hãy cho mình 1 đánh giá 5 sao nhé!
Xin cảm ơn các bạn đã theo dõi.